KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Spread the love

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Bs. Lê Hoàng Sơn

Bs. Đoàn Thị Thúy Hiên

I. QUAN NIỆM NỀN TẢNG

Để có cái nhìn hợp lý về đề tài này, trước tiên cần hiểu về con người và ý nghĩa của nó, sau đó là ý nghĩa của gia đình. Lúc đó mới có thể đề cập đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình, trong đó có các biện pháp tránh thai.

  1. Sự Hình Thành Con Người.

Có thể con người được hình thành trong bụng mẹ một cách kỳ diệu từ một tế bào đó gọi là trứng. Trứng là sự kết hợp giữa hai hạt giống đặc biệt rất nhỏ mà Y học gọi là tế bào sinh dục: tinh trùng trong cơ thể người cha và noãn trong cơ thể người mẹ.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

  • Tinh trùng (tế bào sinh dục của phái nam): có kích thước rất nhỏ, hình dạng giống như con nòng nọc có đuôi, dài khoảng 6% mm (60 µm), quá nhỏ nên không nhìn thấy bằng mắt trần được, và chứa một nữa yếu tố di truyền của người nam. Tinh trùng được tạo thành trong hai tinh hoàn: đuôi tinh trùng có thể ngoe nguẩy để giúp tinh trùng di chuyển trong tinh dịch. Tốc độ sản xuất tinh trùng vô cùng nhanh, ở thanh niên khỏe mạnh có trung bình 1000 tinh trùng được tạo thành mỗi giây! Nghĩa là mỗi ngày khoảng 100 triệu tinh trùng! Mỗi tinh trùng cần 2 tháng để trưởng thành, tức là có khả năng kết hợp với noãn để trở thành thai nhi. Sau khi trưởng thành, tinh trùng di chuyển đến một túi nhỏ nằm phía sau bàng quang gọi là túi tinh và lưu lại tại đó cho đến khi được sử dụng. Tinh trùng được nuôi bằng một chất lỏng như sữa được gọi là tinh dịch hình thành từ trong một cơ quan nhỏ bao quanh cổ bàng quang gọi là tuyến tiền liệt. Mỗi ml tinh dịch chứa khoảng 100 triệu tinh trùng, khoảng một nửa số đó có khiếm khuyết, không khỏe. Bình thường, mỗi lần xuất tinh có khoảng 2-3 ml tinh dịch chứa khoảng 300-500 triệu tinh trùng được đưa vào âm đạo người nữ. Nếu ít hơn 60 triệu tinh trùng sẽ bị vô sinh. Tinh trùng có khả năng sống và hoạt động trong cơ thể người nữ tối đa trong vòng 48-72 giờ.
  • Noãn (tế bào sinh dục của phái nữ) được chứa trong buồng trứng, có hình dạng như trái banh, kích thước lớn hơn tinh trùng (khoảng 1/5 mm) và có chứa một nửa yếu tố di truyền của người nữ. Trong cơ thể người nữ có hai buồng trứng nằm phía ngoài hai bên tử cung. Mỗi tháng chỉ có một noãn được hình thành và rụng ra khỏi buồng trứng vào khoảng ngày thứ 14 trước kỳ kinh kế tiếp, đó là sự rụng trứng. Sau khi rụng, vòi trứng thu hút lấy noãn và đưa đi dọc ống dẫn trứng để tới tử cung. Thời gian đi trong ống dẫn trứng là khoảng 3 ngày. Lúc này, buồng trứng và cơ thể người nữ sản xuất ra một số hóa chất đi đến lớp màng nhầy lót mặt bên trong của tử cung (gọi là nội mạc tử cung), kích thích sự hình thành rất nhiều mạch máu chứa nhiều dưỡng chất làm mặt bên trong này trở nên dày và mềm để chuẩn bị đón và nuôi trứng trở thành thai nhi. Noãn chỉ có khả năng kết hợp với tinh trùng (gọi là thụ tinh) trong vòng 10-24 giờ sau khi rụng ra khỏi buồng trứng. Quá thời hạn này, dù noãn còn sống cũng không thể thụ tinh được. Nếu không gặp và không kết hợp được với tinh trùng trong ống dẫn trứng, noãn sẽ chết, lớp màn dày và mềm lót mặc bên trong tử cung cũng sẽ tróc (giống như vỏ cây tróc ra khỏi thân cây), và cả hai thoát ra ngoài dưới dạng huyết. Vì vậy, tình trạng huyết ra khỏi cơ thể người nữ hàng tháng được gọi là kinh nguyệt. Vì noãn quá nhỏ nên mắt thường sẽ không thấy được.
  • Khi vợ chồng giao hợp với nhau, hàng trăm triệu tinh trùng trong tinh dịch sẽ tràn vào tử cung và ống dẫn trứng. Nếu đúng vào lúc noãn đang di chuyển bên trong ống dẫn trứng, sẽ có một tinh trùng phá được lớp vỏ của noãn để xâm nhập vào bên trong. Ngay khi tinh trùng đó vào được trong noãn, vỏ của noãn sẽ cứng lại ngăn cản các tinh trùng khác xâm nhập. Sự xâm nhập này thường xảy ra bên trong ống dẫn trứng tại vị trí khoảng 1/3 đoạn đường từ buồng trứng đến tử cung. Sau khi xâm nhập, tinh trùng sẽ kết hợp với noãn tạo thành trứng. Đó chính là sự thụ tinh, một nữa số yếu tố di truyền của người nam hợp nhất với một nữa số yếu tố di truyền của người nữ thành trọn vẹn số yếu tố di truyền của người con. Trứng lúc này nặng khoảng 1 mg và kích thước nhỏ hơn ½ mm. sau khi thụ tinh, trứng tiếp tục được ống dẫn trứng đẩy về phía tử cung. Sau khoảng hơn 30 tiếng đồng hồ, trứng bắt đầu biến đổi và trở thành phôi thai theo các giai đoạn sau:
  • Trứng phân chia thành 2, 4, 8… tế bào để đến ngày thứ 3 sau khi thụ tinh biến thành một khối đặc trông giống trái dâu nên được gọi là phôi dâu. Phôi dâu có cấu tạo gồm một lớp vỏ mỏng (một lớp tế bào phôi nhỏ gọi là lá nuôi), bao bọc bên ngoài một khối tế bào phôi lớn. Phôi dâu tiếp tục được vòi trứng co bóp đẩy dần về tử cung.
  • Đến khoảng ngày thứ 41/2, xuất hiện một khoang trống chen vào giữa lớp vỏ và phôi, lúc này được gọi là phôi nang.
  • Ngày thứ 6 sau khi thụ tinh, trứng vào đến buồng tử cung và bắm vào mặt trong buồng tử cung đã được chuẩn bị sẵn một lớp màng dày, mềm, đầy chất dinh dưỡng rồi được vùi vào trong đó. Lúc này được gọi là sự làm ổ.
  • Khoảng ngày thứ 6 -7 ½ , khối phôi biến dần thành 2 lớp mỏng gọi là lá mầm(hay lá thai) đồng thời xuất hiện khoang nước ối và màng ối. Lá nuôi (lớp vỏ) biến dần thành nhau và nối kết với tử cung để nuôi phôi. Giai đoạn này được gọi là phôi vị (còn gọi là giai đoạn 2 lá mầm).
  • Khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh, xuất hiện thêm lá mầm thứ 3 và phôi vị biến thành phôi thai (còn gọi là giai đoạn 3 lá mầm). Từ 3 lá mầm (hay lá thai) mà toàn bộ các cơ quan bộ phận trong con người được hình thành. Lá thai sẽ thành hệ thần kinh (não, tủy sống, dây thần kinh) cùng lớp da và màng nhầy, phía ngoài (da, vú, tuyết mồ hôi, lông tóc, móng, màng nhầy lót trong miệng, mũi, hậu môn, niệu đạo, giác mạc mắt, …) để chỉ huy và bảo vệ cơ thể bên ngoài. Lá thai trong tạo thành các tuyến (gan, tụy tạng, tuyến giáp, …) và màng nhầy lót trong các cơ quan nội tạng rỗng (hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, bàng quang, …) giúp bảo vệ bên trong, bài tiết các chất và nuôi dưỡng cơ thể. Lá thai giữa là nguồn gốc của hệ vận động (cơ, xương, mô liên kết, …) hệ tim mạch, máu, hệ sinh dục, tiết niệu, vỏ thượng thận, …) giúp điều hòa và phát triển cơ thể.
  • Khoảng tháng thứ 2 sau khi thụ tinh, phôi thai đã bắt đầu có hình dáng người và lúc này được gọi hẳn là thai. Đến tháng thứ 3, thai dài khoảng 24 mm và đã có đầy đủ các mầm của các cơ quan bộ phận. Sau đó hoàn chỉnh dần để thành cơ thể con người.
  • Đến lúc sinh nở, trung bình cơ thể thai nhi dài 50 cm, nặng 3 kg, diện tích da khoảng 2000-2500 cm2. Tuy nhiên, dù đã có đầy đủ các cơ quan bộ phận nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Mỗi cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thực sự hoàn thiện theo một tốc độ khác nhau. Thí dụ: Bộ não hoàn thiện trong vòng 5-6 năm đầu (vì vậy mà tuổi đi học là 6 tuổi). Hệ xương cơ chỉ hoàn thiện vào khoảng 18 tuổi, (vì vậy chỉ nên tập tạ sau tuổi này). Hệ sinh dục bắt đầu trưởng thành và có thể sinh con đẻ cái vào khoảng 13-15 tuổi nhưng con cái có thể có nhiều khuyết tật. Hệ sinh dục chỉ thực sự hoàn thiện một cách toàn diện và đầy đủ về mặt cơ thể, tâm hồn trí tuệ, lẫn quan hệ xã hội phải khoảng 2-5 năm sau, nghĩa là để thực sự thành con người trọn vẹn. Có thể làm trọn nhiệm vụ “quản trị” (Sáng thế ký 1:26, 28) phải vào khoảng 20-25 tuổi.
  • Trong giai đoạn còn trong bụng mẹ, toàn bộ cơ thể của người mẹ tự động điều phối mọi thứ không chỉ để nuôi nấng, bảo vệ phôi thai trong bụng mà còn chuẩn bị mọi thứ cho con khi chào đời, đặc biệt là năm đầu đời của con. Thí dụ: ngực phát triển, mỡ được tích lũy, tính tình thay đổi, sữa non giàu năng lượng và chứa nhiều kháng thể phòng bệnh tật dành cho con trong những ngày đầu đời, sữa mẹ dành cho năm đầu đời, v.vv, _ Tất cả là để tạo cho con một căn bản để sống khi chào đời.
  • Có thể nói vắn tắt, con người là một thực thể kỳ diệu cả về mặt cơ thể, lẫn về mặt tinh thần cũng như về mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh (Thi Thiên 139:13-15). Không có cơ quan bộ phận nào của cơ thể con người hiện diện mà không có lý do. Và xét cho cùng, sự phát triển của toàn bộ cơ thể một con người, từng cơ quan bộ phận một, kể cả cơ thể cha và mẹ của con người đó, điều nhằm mục đích chuẩn bị cho con người đó trở nên người trưởng thành.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

2. Gia Đình: Có 3 Điều Cần Biết Về Gia Đình.

Điều thứ nhất: Mục đích của Đấng Tạo Hóa khi dựng nên con người là để quản trị thế giới vô cùng đẹp đẽ mà Ngài đã tạo dựng (Sáng thế ký 1:26, 28) trong tư thế của một con người hoàn toàn có quyền tự do (Ga-la-ti 5:1). Công việc quản trị cụ thể là “trồng” “giữ” (Sáng thế ký 2:15) và “đặt tên” (Sáng 2:19,20). Chúng ta hay gọi con người có đủ khả năng quản trị là người trưởng thành. Người trưởng thành là người có đủ khả năng tiếp tục đảm đương công việc mà Tạo Hóa đã trao cho con người. Một con người trưởng thành trước hết, là người có khả năng “quản trị” chính mình, kế đến có khả năng “ quản trị” thế giới xung quanh và có khả năng tạo ra những con người nối nghiệp mình để “quản trị” thế giới đó.

Điều thứ hai: Mục đích của Đấng Tạo Hóa khi dựng nên gia đình:

  • Một con người không thể đảm đương nổi công việc quản trị thế giới xung quanh – trong đó có con người- vô cùng bao la, vĩ đại và kỳ diệu mà đến chính Đấng Tạo Hóa cũng lấy làm hài lòng (Sáng thế ký 1). Chính Đấng Tạo Hóa lẫn bản thân con người đầu tiên là A-đam điều nhận thấy phải có “người giúp đỡ” (Sáng thế ký 2:18,20). Vì thế Ê-va là – con người thứ hai – được tạo thành để “giúp đỡ” A-đam làm công việc quản trị. Như vậy, mục đích của Chúa khi tạo dựng nên gia đình là để giúp nhau làm công việc quản trị thế giới vô cùng tuyệt vời mà mình đang sống. Vì phạm tội mà các thành viên trong gia đình đầu tiên ấy phải chết, cần phải có người quản trị nối tiếp. Mà cũng vì thế giới vô cùng rộng lớn, chỉ có hai người không thể đảm đương nổi. Do đó mà bao thế hệ gia đình đã nối tiếp nhau “sinh sản, thêm nhiều”, để “làm cho đầy dẫy đất” (Sáng thế ký 1:22), “làm cho đất phục tùng” (Sáng thế ký 1:28), để “quản trị” tạo vật của Đấng Tạo Hóa.
  • Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của gia đình phải là đào tạo ra những nhà quản trị tài và trọn vẹn thông qua ba công việc cụ thể là: sinh, dưỡng và giáo (sinh đẻ, nuôi nấng và dạy dỗ) theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong ba công việc đó, sinh con đẻ cái không phải là công việc quan trọng. Nếu không, chẳng lẽ những người sống độc thân, những đôi vợ chồng son sẻ điều không đáng sống? Bởi vì không sinh, con người vẫn có thể làm trọn nhiệm vụ của gia đình bằng công việc dưỡng hay giáo. Nhưng nếu chỉ sinh con đẻ cái mà không nuôi dạy cho nên người, không tạo nên những nhà quản trị thì lại không làm trọn được nhiệm vụ. Theo Thánh Kinh, tình trạng độc thân hay son sẻ là một một hình thái đặc biệt của gia đình, có ý nghĩa và giá trị riêng của nó. Một gia đình được gọi là thành đạt và hạnh phúc hay không, không phải dựa vào việc có sinh con hay không, sinh con trai hay con gái, nuôi con lớn hay không (Thi Thiên 128). Nhấn mạnh một lần nữa, gia đình không chỉ để sinh con đẻ cái, mà để làm nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều là nuôi nấng, dạy dỗ thế hệ sau mình thành người, thành những nhà quản trị có khả năng làm công việc “trồng”, “giữ” và “đặt tên”. Giữ, là công việc bảo vệ cái tốt đẹp, toàn vẹn vốn có của thế giới xung quanh. Trồng, đó là công việc tác động lên thế giới xung quanh, điều chỉnh thế giới xung quanh để cho càng tốt đẹp hơn, để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích ngày càng phong phú của con người. Và đặt tên, chẳng qua là cách nói khác của công việc tìm hiểu, khám phá, phát minh những cái tốt đẹp vốn có sẳn, vốn tiềm ẩn trong thế giới xung quanh, qua đó mà tôn vinh vẻ đẹp của Tạo Hóa. Người trưởng thành là người có khả năng trồng, giữ và đặt tên. Muốn hiểu ý nghĩa thực sự của câu “sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất”, cần phải đặt mình vào trong bối cảnh thế giới mênh mông lúc đó, chỉ có một nhóm rất nhỏ người, không làm trọn được trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao. Trong thời điểm hiện nay (thời kỳ của Tân ước), cần phải được hiểu câu ấy theo nghĩa bóng: có sự hiện diện của bàn tay, khối óc con người khắp đất.

Điều thứ ba: Gia đình là ngôi trường để thực tập quản trị:

  • Con người muốn trở thành nhà quản trị giỏi phải được học, được thực tập trước. Trường học không đủ để dạy quản trị. Trưởng học chỉ dạy khoảng 6-8 giờ mỗi ngày và chỉ bắt đầu từ năm 3-6 tuổi cho đến khoảng 20-30 tuổi. Trường học chỉ dạy trong một căn nhà, còn toàn bộ thời gian và không gian còn lại là ở trong gia đình và ngoài xã hội. Xã hội không phải là nơi tốt để bắt đầu dạy và học quản trị. Nơi để dạy, để học và thực tập tốt nhất chính là gia đình. Tham nhũng, hối lộ bắt nguồn từ lời hứa thưởng cho trẻ khi trẻ làm tròn những việc mà trẻ đáng ra phải làm, trong lúc phần thưởng chỉ dành cho việc làm vượt mức bình thường. Tính nết muốn giết nhau để trả thù bắt nguồn từ việc đánh chiếc ghế làm cho trẻ vấp té đau lúc còn nhỏ. V.v…Nơi thực tập, những người hướng dẫn thực tập không tốt sẽ tạo ra những người làm việc không tốt. Vì thế mà người ta hay bảo “gia đình là tế bào của xã hội, của đất nước”. Gia đình có tốt, con người do gia đình đó đào tạo nên mới tốt và khi ra đời mới thành nhà quản trị. Trước phải tu thân, tề gia sau mới trị quốc, bình thiên hạ. (I Ti-mô-thê 2:5,13).

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

II. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH:

Qua thời gian, người ta đã dần quên mất ý nghĩa của gia đình và cho rằng gia đình là “lưu truyền nòi giống”, để thỏa mãn nhu cầu vật chất xác thịt trong khi những điều đó chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích, cứu cánh (II Ti-mô-thê 2:22; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-5). Vì vậy mà người ta đã thực thi nhiệm vụ “sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất” một cách thật tích cực theo nghĩa đen đến mức thái quá. Dân số đã tăng đến mức không còn đủ để nuôi sống chứ chưa nói đến việc đào tạo những nhà “quản trị”. Dân số tăng thái quá dẫn đến hàng loạt vấn đề: đói nghèo, thất học, tội phạm, tệ nạn xã hội… Đó chính là tình trạng hữu sinh vô dưỡng xét về bình diện xã hội.

Từ đó mà có chương trình Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) là quyết định của vợ chồng để chọn số con và khi nào muốn có con. Chương trình KHHGĐ chẳng qua chỉ là một trong những biện pháp của xã hội nhằm cố gắng cắt đứt vòng lẩn quẩn để cho thế giới tốt đẹp hơn. Một kiểu “trồng”, để “giữ” cho dân số ở mức tối ưu. Mục tiêu là sao cho quy mô gia đình đủ để có thể cha mẹ nuôi dạy con cái nên người. KHHGĐ không có nghĩa là luôn phải hạn chế sinh đẻ mà đôi khi cũng phải khuyến khích sinh đẻ. Nhưng đã sinh đẻ thì phải nuôi dạy cho tốt. Chương trình KHHGĐ là một thể hiện của việc xã hội công nhận vai trò hàng đầu của gia đình trong nhiệm vụ tạo ra những nhà “quản trị”. Khi gia đình không đủ điều kiện hay khả năng, xã hội sẽ can thiệp hoặc tiếp tay để giúp gia đình làm tròn nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, xã hội không thể thay thế vai trò của gia đình. Chương trình KHHGĐ là một trong những phương pháp can thiệp của xã hội, trong đó có nhiều biện pháp mà các kỹ thuật phòng tránh thai là một. Các biện pháp phògn tránh thai không đồng nghĩa với KHHGĐ. Nhưng tất cả có cùng chung mục đích: giúp cho xã hội tốt đẹp hơn bằng cách giúp gia đình “khéo cai trị con cái và nhà riêng mình” (I Ti-mô-thê 2:5,13; 5:8). Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn thẳng thắn, khách quan, không thành kiến với các biện pháp phòng tránh thai và nên hưởng ứng tham gia. Chỉ cần lưu ý tránh một số biện pháp không phù hợp với niềm tin Cơ Đốc mà thôi.

  1. Nguyên Tắc Chung Khi Áp Dụng Những Biện Pháp Tránh Thai.

Nguyên tắc tối thượng trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai là tôn trọng sự sống của một con người. Vấn đề được bàn cãi nhiều là sự sống của một con người cụ thể được bắt đầu từ lúc nào. Theo triết hoc phương Đông, sự sống của một con người cụ thể được bắt đầu từ lúc thụ tinh, vì vậy mà “tuổi Ta” thường được tính bằng cách lấy “tuổi Tây” cộng thêm 1. Theo quan niệm của người bình dân, sự sống của một con người cụ thể được bắt đầu từ lúc chào đời. Vì vậy mà có tình trạng xem bói, coi ngày, đoán vận mạng căn cứ vào ngày sinh. Theo phương pháp biện chứng duy vật, sự sống không có đầu và cũng không có cuối, mọi hình thức của sự sống chỉ là sự chuyển dạng của sự sống và không đặt vấn đề sự sống cụ thể của một con người bắt đầu từ lúc nào.

Thánh Kinh không nêu sự sống của một con người cụ thể bắt đầu từ đâu, tuy nhiên, sự sống nói chung bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa (Sáng thế ký 2:7) và lưu truyền liên tục “qua các đời” từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì lý do chỉ có trứng mới có thể tự tồn tại và phát triển tiếp tục thành con người nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chất thích hợp, trong khi tinh trùng hay noãn lại không thể tự tiếp tục sống được dù cho nó cung ứng đủ dưỡng chất đến đâu, do đó chúng ta chấp nhận một điều: sự sống của một con người cụ thể bắt đầu từ lúc thụ tinh. Dựa trên nền tảng đó, chúng ta chấp nhận các biện pháp tránh thai nào không nhằm loại bỏ trứng khi đã hình thành, kể cả bằng thuốc hay bằng phương pháp không dùng thuốc.

2. Các Biện Pháp Tránh Thai

Có 4 biện pháp tránh thai tạm thời dành cho phụ nữ:

a. Dùng thuốc tránh thai:

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều có thể dùng thuốc tránh thai ngoại trừ các trường hợp không được dùng nêu ở dưới. Nếu dùng thuốc đúng cách có thể cho kết quả tránh thai cao nhất, đến 100%. Thuốc chủ yếu là các chất giống như chất nội tiết (do cơ thể tự sản xuất và đưa vào máu). Có hai loại chính:

  • Viên thuốc kết hợp: Có chứa hai thành phần là estrogen và progesterone. Thuốc được chế thành vỉ có 21 viên, hoặc 28 viên (7 viên cuối là thuốc bổ). Cách dùng như sau: Bắt đầu uống thuốc từ ngày thứ 5 của vòng kinh, liên tục mỗi ngày 1 viên., nếu quên uống 1 viên thì uống ngay khi nhớ ra và tối hôm đó vẫn uống tiếp 1 viên như thường lệ. Nếu quên uống đến 2 viên thì phương pháp tránh thai này không còn hiệu quả. Các thuốc thường dùng là: Marvelon (chế từ thiên nhiên, đắt gấp 3 lần loại thuốc tổng hợp); Nordette, Rigevidon, Eugynon, Choice, Volidan (hoá chất tổng hợp). Thuốc loại này có tác dụng ngăn cản không cho noãn rụng ra khỏi buồng trứng, vì vậy cơ đốc nhân có thể dùng.
  • Viên thuốc kế tiếp: Mỗi vỉ có 21 viên, 14-16 viên đầu chỉ có chứa estrogen, 5-7 viên sau chứa phối hợp 2 chất estrogen và progesterone. Cách uống tương tự như trên. Tại Việt Nam có biệt dược là Tri- Regol. Thuốc loại này có nhiều tác dụng phụ, hiện nay không nên dùng. Thuốc có tác dụng làm cho lớp màng nhày bên trong tử cung giữ nguyên trạng thái, không phát triển để đón nhận trứng (đã thụ tinh) làm tổ nên trứng bị loại thải ra ngoài, Cơ đốc nhân không nên dùng.

Ngoài ra, còn có các loại khác:

  • Progesterone đơn thuần liều thấp uống liên tục: Thí dụ: Exluton, dùng cho bà mẹ đang cho con bú, người có tiền sử tiểu đường, người bị bệnh đông máu. Loại thuốc này có tác dụng ngăn cản tinh trùng bơi vào buồng tử cung cũng như không tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung bằng cách làm cho cổ tử cung không mở và lượng chất nhày ở cổ tử cung ít đi. Cơ đốc nhân có thể sử dụng cách này. Loại thuốc này có thuận lợi hơn thuốc viên kết hợp vì không gay đau nửa đầu, tăng huyết áp hoặc nguy cơ nghẽn mạch máu.
  • Viên thuốc sau giao hợp hay viên thuốc sáng hôm sau: (được gọi vui là viên “chữa cháy”): Uống trong vòng 72 giờ sau giao hợp. Hiện nay có viên Postinor. Loại này có thể gây rối loạn kinh nguyệt kéo dài, gây xáo trộn nội mạc tử cung có tác dụng giiống như phá thai và không được dùng quá 4 viên trong 1 tháng. Cơ đốc nhân không nên dùng thuốc này.
  • Thuốc tiêm: Depo- provera (150mg). Thuốc được tiêm vào ngày thứ 5 của vòng kinh, tiêm 1 lần có tác dụng trong 3 tháng. Thuốc thường được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh và miền quê vì rẻ tiền, tuy nhiên nên tránh dùng vì nhiều tác dụng phụ và có thể gây vô kinh thứ phát. Thuốc tiêm thường tốt cho phụ nữ tuổi hơn 38. Có tác dụng giống như viên thuốc kết hợp nên Cơ đốc nhân có thể dùng.
  • Thuốc cấy trong da hay cơ: Norplant (thanh nang) có hiệu quả ngừa thai từ 24 giờ đầu sau khi cấy cho tới 3-5 năm. Thuốc được cấy dưới da ở mặt trong cánh tay vào ngày thứ 5- 7 của vòng kinh. Tương tự như thuốc tiêm, Cơ đốc nhân có thể dùng.
  • Thuốc đặt âm đạo: Mỗi tháng đặt một lần sau khi sạch kinh, liên tục trong 3 tuần. Tác dụng tương tự như thuốc tiêm, Cơ đốc nhân có thể dùng.
  • Thuốc dán ở da: Dán trong 3 tuần, nghỉ 1 tuần. Tác dụng tương tự như thuốc tiêm, Cơ đốc nhân có thể dùng.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Thuốc tránh thai còn có các tác dụng có ích khác như : làm giảm đau bụng kinh, giảm lượng kinh, tạo chu kỳ kinh đều, giảm mụn trứng cá và các dấu hiệu nam tính. Vì vậy, được Bác sĩ kê đơn cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt (dùng thuốc 1 tháng, nghỉ 2 tháng rồi dùng tiếp). Nhưng thuốc tránh thai cũng có thể gây một số rối loạn như: tăng can do ứng nước, sạm da, nhức đầu.

Không được dùng thuốc tránh thai trong các trường hợp: ung thư, có khối u lành tính ở vú và tử cung, có tiền sử bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh nội tiết. Người còn quá trẻ, chưa có con, có kinh muộn, kinh thưa cũng không được dùng thuốc tránh thai.

b. Dụng cụ tử cung (đặt vòng):

Đây là phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất, dùng kéo dài được trong 3- 5 năm, có hiệu quả cao, dễ phục hồi và dùng được cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không bịviêm sinh dục. Tốt nhất nên đặt ngay sau khi sạch kinh, sau sanh trên 6 tuần. Hiện nay, có hai loại dụng cụ thường dùng:

  • Dụng cụ tử cung không có thuốc: (Dana, Lippes, Lippes- loop) Việt Nam ít dùng vì dụng cụ loại này là vật lạ nên tạo phản ứng viêm trong tử cung làm xuất hiện vô số bạch cầu đa nhân và có lẽ chúng tiêu diệt tinh trùng hoặc trứng đã thụ tinh. Phản ứng viêm cũng làm thay đổi lớp màng nhầy trong buồng tử cung nên không thuận lợi cho trứng làm tổ. Người ta chưa biết rõ tác dụng nào là thực sự. Vì vậy, nếu Cơ đốc nhân nghi ngại thì đừng dùng (Rôma 14:23).
  • Dụng cụ tử cung có đồng: (T Cu- 200, T Cu- 380A, Multiload) Đồng ngăn cản các men trong tử cung, ngăn cản sự chuyển hoá glycogen, ngăn cản sự hấp thu estrogen của nội mạc tử cung. Đồng làm tăng phản ứng viêm, làm thay đổi tính chất của chất nhày cổ tử cung ảnh hưởng đến sự di chuyển, khả năng hoạt động và sự sống sót của tinh trùng. Cơ đốc nhân nên áp dụng biện pháp này.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Sử dụng dụng cụ tử cung là phương pháp có nhiều thuận lợi vì dễ hồi phục khi muốn có con lại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân, phù hợp cho người không thể dùng thuốc tránh thai, tỉ lệ tránh thai cao (95- 97%), rẻ tiền, đặt một lần có tác dụng trong nhiều năm.

Tuy nhiên, dụng cụ tử cung cũng có điểm không thuận lợi vì đôi khi có biến chứng như: rơi dụng cụ, rong kinh, rong huyết sau khi đặt, đau nặng vùng hạ vị, ra nhiều khí hư, nhiễm khuẩn, có thai khi mang dụng cụ.

c. Tránh giao hợp quanh ngày phóng noãn: Phương pháp Ogino- Knauss.

Đây là cách phòng tránh thai theo tự nhiên. Noãn chỉ có khả năng được thụ tinh trong vòng 10-24 giờ sau khi được phóng ra khỏi buồng trứng. Tinh trùng có khả năng hoạt động tối đa 48-72 giờ trong cơ thể người nữ. Từ đó, nếu kiêng giao hợp ít nhất 3 ngày trước và 1 ngày sau khi rụng trứng sẽ tránh được thụ tinh. Thí dụ: người có vòng kinh ổn định 28 ngày, tránh giao hợp bắt đầu trong khoảng từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 17 tính từ ngày đầu của kỳ kinh trước, tương ứng với ngày thứ 19-10 trước kỳ kinh kế tiếp.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

 

 

Nếu vòng kinh không ổn định, cách tính ngày đầu và ngày cuối có thể thụ tinh như sau:

  • Ngày đầu có thể thụ tinh: = 10 + vòng kinh ngắn nhất – 28
  • Ngày cuối có thể thụ tinh: = 17 + vòng kinh dài nhất – 28

Thí dụ: Nếu một phụ nữ có vòng kinh thay đổi từ 25- 31 ngày, tránh giao hợp từ ngày thứ 7 (10 + 25 – 28) đến ngày thứ 20 (17 + 31 – 28) tính từ ngày đầu của kỳ kinh trước.

Đây là cách một phụ nữ có thể tự theo dõi hoạt động của cơ thể một cách đơn giản của hai tác giả Ian và Grace Collingwood: Vẽ theo một hàng ngang các ô vuông liền kế nhau, mỗi ô tượng trưng cho một ngày trong vòng kinh (Xem hình vẽ dưới). Ngày náo có hành kinh thì tô màu đầy ô của ngày đó. Khi hết kinh, thấy âm đạo đã khô ngày nào thì đánh một dấu “P” vào ô ngày tương ứng. Sau đó, nếu thấy ướt ở âm đạo, tự lấy giấy lau trước khi đi tiểu để xem có chất nhầy màu trắng hay không. Nếu có, vẽ hình đứa bé vào ô ngày tương ứng. Vài ngày sau, chất nhầy màu trắng này chuyển thành chất nhầy dính trong suốt như lòng trắng trứng. Ngày nào thấy chất nhầy này, cũng vẽ hình đứa bé vào ô ngày đó nhưng thêm hai gạch chéo. Trong 3 ngày tiếp theo sau khi hết chất nhầy, tiếp tục vẽ hình đứa bé nhưng đánh thêm số 1, 2, 3. Sau đó, âm đạo sẽ khô trở lại và đánh dấu “P” các ô còn lại.

 

P P P P P € € € € € € €

1

€

2

€

3

P P P P P P P P P P

 

Có kinh      khô ráo                        có chất nhầy                ba ngày                                   khô ráo

sau khi hết

chất nhầy

 

Những ngày có dấu “P” là những ngày an toàn, không thụ tinh. Ngày có hình em bé là ngày dễ thụ thai và ngày có gạch chéo hay đánh số là những ngày rất dễ thụ thai.

Phương pháp này tự nhiên nhất, Cơ đốc nhân hoàn toàn có thể áp dụng, nhưng tỉ lệ thất không nhỏ nếu không tính toán đúng.

d. Phương pháp hàng rào lý – hoá:

Đây là cá biên pháp ngăn cản tinh trùng bơi qua cổ tử cung. Cơ đốc nhân có thể áp dụng biện pháp này.

  • Mũ cổ tử cung: Đây là loại mũ dùng chụp lên cổ tử cung, thường làm bằng chất dẻo, kim khí hay ngà voi đã được chế biến cho mềm ra và dễ dính chặt vào cổ tử cung. Phương pháp này đã được biết đến từ lâu và là phương pháp tránh thai hơi phức tạp, làm giảm khoái cảm tình dục. Lần đầu tiên sử dụng nên để thầy thuốc giúp đặt và hướng dẫn cách tự đặt. Đặt 5-6 ngày rồi tháo ra, nghỉ vài ngày. Nên đặt sau khi sạch kinh 2-3 ngày, sau sanh trên 4 tháng.
  • Màng ngăn âm đạo: màng làm bằng cao su mỏng hay chất dẻo, hình cầu, có bờ, dễ gắn chặt vào âm đạo bằng 1 vòng xoắn co giãn được có tác dụng như một lò xo. Màng được đặt sâu vào trong âm đạo. Phụ nữ tự đặt màng ngăn trước khi giao hợp 2-3 giờ và lấy màng ra sau giao hợp 10-12 giờ. Tỉ lệ thất bại là13-23%.
  • Hoá chất diệt tinh trùng: người ta dùng chất Benzalkonium, là một hoạt chất Anion có tác dụng làm tê liệt tinh trùng, cố định và phân huỷ màng tinh trùng. Phương pháp sử dụng phức tạp, gây nóng rát âm đạo và làm giảm khoái cảm tình dục. Tỉ lệ thất bại cao: 22- 30%.
  • Biện pháp tránh thai vĩnh viễn dành cho nữ:
  • Thắt ống dẫn trứng: nguyên tắc là làm tắc nghẽn ống dẫn trứng để ngăn không cho noãn và tinh trùng gặp nhau. Thực hiện bằng cách cắt một vết nhỏ ở vùng bụng dưới hoặc trong âm đạo để tìm và cột thắt ống dẫn trứng lại. Đây là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn và an toàn. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ nhỏ thất bại. Chúng ta có thể áp dụng cách này.
  • Các biện pháp tránh thai tạm thời dành cho nam:
  • Giao hợp gián đoạn: đây là phương pháp cổ điển, đơn giản, không tốn kém và cho kết quả tốt, cho đến nay đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tỉ lệ thất bại cao.
  • Bao cao su: đã được sử dụng từ thế kỷ thứ 17. Bao làm bằng Latex có bôi dầu hay chất diệt tinh trùng nên rất tiện lợi. Kết quả tránh thai cao, tỉ lệ vỡ kế hoạch do vỡ bao cao su là 13,1%.
  • Cơ đốc nhân có thể áp dụng các biện pháp này.
  • Biện pháp tránh thai vĩnh viễn dành cho nam:
  • Thắt cắt ống dẫn tinh: Bác sĩ cắt một vết nhỏ ở mu rồi cắt và thắt ống dẫn tinh lại, để không cho tinh trùng từ tinh hoàn di chuyển và tích tụ vào trong túi tinh. Khả năng sinh dục của người nam vẫn bình thường. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện và thuận tiện để tránh thai. Cơ đốc nhân có thể áp dụng biện pháp này.
  • Một số vấn đề khác về các biện pháp phòng tránh thai:
  • Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn (đình sản)

Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn làm cho không thể thụ thai được nữa. Vì vậy ngành Y tế đòi hỏi một số điều kiện nếu muốn thực hiện các biên pháp này để tránh rắc rối về mặt pháp lý về sau. Hiện nay, ngành Y tế VN quy định muốn được giúp đình sản, phải có các chuẩn mực sau:

  • Có hai con trở lên sống khỏe mạnh, con nhỏ nhất trên 3 tuổi.
  • Nữ trên 30 tuổi, nam trên 35 tuổi.
  • Tự nguyện thôi sinh đẻ vĩnh viển, có sự đồng tình của cả vợ lẫn chồng.
  • Vì lý do sức khỏe.

 

3. Một số vấn đề về biện pháp KHHGĐ không phù hợp niềm tin Cơ Đốc:

Hút điều hòa kinh nguyệt, nạo thai, phá thai bằng thuốc hay bằng các biện pháp vật lý là những biện pháp trục bỏ phôi hay thai (đã hình thành trứng). Việc thực hiện các biện pháp này có thể do chủ ý của chính đương sự, nhưng cũng có thể do ngành Y tế đề nghị áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Thí dụ: quái thai, thai trứng, thai đã chết trong bụng mẹ, hay vì muốn cứu sinh mạng mẹ .v.v… mặc dù đây là những biện pháp được nhiều người cho là không phù hợp với niềm tin Cơ Đốc, tuy nhiên trong một hoàn cảnh nhất định nào đó vẫn có thể áp dụng. Không có một công thức chung cho mọi trường hợp đặc biệt này. Người Tín hữu Cơ Đốc cần tuỳ theo hoàn cảnh thực tế mà chấp nhận áp dụng hay không.

Cũng có trường hợp thường hay gây ra nhiều mặc cảm tội lỗi cho phụ nữ Cơ Đốc như đã bị áp dụng các biện pháp trục bỏ phôi thai ngoài ý muốn, do không hay biết, do thiếu hiểu biết, do bị lừa gạt… Hoặc trường hợp khó ứng sử khi bị cưỡng bức mà có thai.

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH – VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

Các vấn nạn nêu trên thuộc loại “vấn đề đứng trước ngã ba đường” tương tự như tình trạng tranh cãi nhau về việc ăn của cứng tại Hội Thánh Cô-rinh-tô (Cô-rinh-tô 8). Nên áp dụng hay không nên áp dụng các biện pháp KHHGĐ đó? Nếu đã áp dụng biện pháp không phù hợp với niềm tin Cơ Đốc thì sao? Câu trả lời là: vấn đề không phải là vì mình nữa mà là Chúa, vì gia đình và người khác. Vấn đề không phải là “sự hay biết” mà là “sự yêu thương” (I Cô-rinh-tô 8:1). Cần làm sao để đẹp lòng Đấng tạo Hoá (I Cô-rinh-tô 8:8) và không “làm dịp cho kẻ yếu đuối” hay cho “anh em tôi ”vấp phạm (I Cô-rinh-tô 8:9,13). Điều quan trọng là “bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày” (Rôma 13:13), nếu sự việc xảy ra không phải vì mình thì không có gì phải mặc cảm. Ngay cả khi mình chủ ý áp dụng các biện pháp không phù hợp với niềm tin Cơ Đốc do không hiểu biết hay hiểu biết không tới nơi tới chốn cũng vậy. Sự thiếu hiểu biết có thể đến do hoàn cảnh, do không có ai giải thích. Mọi Cơ Đốc nhân khi đã ăn năn trước mặt Chúa cần trút bỏ mọi gánh nặng, để sự bình an của Chúa tràn ngập tâm hồn chính mình (Phi-líp 4:7), và “đứng dậy, vác giường đi về nhà” (Mác 2:11). Nếu gặp người đang mặc cảm tội lỗi vì sự bất khả kháng, chúng ta cần dùng tình yêu thương mà giúp đỡ, khỏa lấp, xóa bỏ nỗi mặc cảm đó nơi họ thay vì bêu riếu, đàm tiếu, “ở không – chạy nhà này sang nhà khác” (I Ti-mô-thê 5:13). Đó mới thực sự là ý nghĩa của công việc “quản trị”: đem lại sự hài hoà, trật tự, hòa bình.

Cuối cùng, trong lĩnh vực KHHGĐ trên hết mọi sự, không nên quên mục đích Đấng Tạo Hóa dựng nên con người chúng ta và ý nghĩa sâu xa của hôn nhân gia đình tất cả điều xoay quanh hai chữ “quản trị”…